Chi tiết - Sở Xây Dựng

1 SỞ XÂY DỰNG TỈNH QUẢNG TRỊ

Chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, giáo dục - Những tồn tại, khó khăn (SỐ THÁNG 9/2023)


Thứ nhất, quá trình tiếp cận ứng dụng chuyển đổi số trong tuyên truyền, giáo dục ở vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn: đối với những khu vực miền núi hay vùng sâu, vùng xa, hạ tầng mạng và trang thiết bị công nghệ thông tin chưa được đảm bảo, gây ảnh hưởng lớn đến công tác tuyên truyền, giáo dục do chưa được đào tạo, tập huấn, cập nhật kiến thức thường xuyên dẫn đến khả năng tiếp cận các kiến thức chuyển đổi số còn hạn chế.
Thứ hai, cơ sở vật chất chưa đáp ứng đồng bộ công tác chuyển đổi số trong trong các cấp, các ngành: Mực dù đã có một quá trình chuẩn bị, về quan điểm thì các địa phương, đơn vị đã đầu tư từng bước đáp ứng cơ sở vật chất cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong hoạt động chỉ đạo, điều hành và các hoạt động chuyên môn liên quan khác.
Thứ ba, năng lực tham gia vận hành các phương thức truyền thông mới còn hạn chế: Có nhiều nguyên nhân nhưng nhìn chung sự thiếu đồng đều trong năng lực chuyên môn của đội ngũ trực tiếp tham gia vào quá trình truyền thông số còn chưa đồng đều nên chưa khái thác hết các tiềm năng lớn của không gia số hiện nay.
Thứ , công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế, đặc biệt là đội ngũ cán bộ ở cơ sởchuyển đổi số là giải pháp quan trọng hàng đầu trong đổi mới phương thức lãnh đạo, là công cụ tạo đột phá trong cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, là mục tiêu và động lực quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Để nâng cao chất lượng giáo dục, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyển đổi số cho đội ngũ cán bộ, đảng viên là rất quan trọng. Nhưng hiện nay, công tác này chúng ta chưa thực hiện một cách đồng bộ và quyết liệt, các lớp đào tạo, tập huấn có nhưng về cơ bản đang chung chung, chưa chuyên sâu, có đào tạo thì thời gian đào tạo đang ngắn ngày, mang tính hình thức nên chưa thật sự hiệu quả
Để chuyển đổi số trong công tác tuyên truyền, giáo dục đạt hiệu quả, các ngành, các địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh triển khai chương trình chuyển đổi số quốc gia, đặc biệt hoàn thành mục tiêu phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh. Bên cạnh đó, cần có những nền tảng phổ biến giáo dục pháp luật phù hợp cho từng đối tượng đặc biệt là đối tượng đặc thù như người dân vùng dân tộc thiểu số, biên giới, ven biển…; chú trọng phát triển nền tảng tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, giải đáp pháp luật từ xa; xây dựng bộ câu hỏi - đáp tình huống pháp luật đúng nhu cầu của người dân, doanh nghiệp và các cơ quan nhà nước.
Quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng ứng dụng công nghệ số cho đội ngũ làm công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, nhất là ở cấp xã; đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn, hình thành thói quen tìm hiểu thông tin pháp luật qua các nền tảng số do cơ quan Nhà nước cung cấp trong nhân dân và triển khai một số nhóm giải pháp sau:
Thứ nhất, cần xác định đúng mục tiêu đào tạo, phát triển nguồn cán bộ đáp ứng yêu cầu: Đây vừa là giải pháp cơ bản vừa là yêu cầu cần thiết để nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giáo viên trong bối cảnh thực hiện chuyển đổi số. Thực tế cho thấy, một số CBCCVC tham gia các lớp, các khóa đào tạo, bồi dưỡng chỉ để lấy chứng chỉ, bằng cấp nhằm hợp thức hóa những yêu cầu về bằng cấp của cơ quan, đơn vị. Vì vậy, các cơ quan, đơn vị và mỗi CBCCVC cần xác định đúng đắn mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng, lấy mục tiêu trang bị kiến thức lên hàng đầu, từ đó đào tạo đúng yêu cầu công việc, khuyến thích tinh thần tự giác cho học viên, góp phần nâng cao chất lượng, trình độ và hiệu quả thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ CBCCVC.
Thứ hai, xây dựng hạ tầng mạng, thiết bị công nghệ: Hạ tầng mạng và trang thiết bị công nghệ phải được đổi mới, đặc biệt là khu vực có kết nối kém giúp thu hẹp được khoảng cách vùng miền. Với giải pháp này, có thể ưu tiên sử dụng hình thức thuê dịch vụ hay huy động nguồn lực xã hội để hướng đến mục đích đảm bảo hạ tầng phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục; mọi vùng miền, mọi công dân đều được tiếp nhận thông tin đầy đủ, kịp thời.
Thứ ba, tích cực tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật qua các cuộc thi trực tuyến: Việc tạo ra các cuộc thi trực tuyến trên các nền tảng mới và thu hút công chức, viên chức, đảng viên và Nhân dân tham gia vào các cuộc thi trực tuyến góp phần nâng cao khả năng thích ứng với việc xử lý thông tin trên các nền tảng số, qua đó góp phần rèn luyện kỹ năng tương tác cho công chức, viên chức, đảng viên và Nhân dân trong quá trình tham gia vào xã hội số, kinh tế số và công dân số.
Thứ tư, nâng cấp trang thông tin riêng mang tính thương hiệu của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, giao dục như: Trang Website, Facebook, Zalo…. Bố trí cán bộ thường xuyên đăng tải tin, bài lên các trang Website và trang Facebook đơn vị mình quản lý để tăng tính tương tác cũng như công khai, minh bạch thông tin, tăng tương tác và tiếp nhận từ Nhân dân.

Bài viết liên quan

Đang truy cập: 34

Hôm nay: 373

Tổng lượt truy cập: 1.700.129