Chi tiết - Sở Xây Dựng
- GIỚI THIỆU
- TIN TỨC
- Tin cơ quan, đoàn thể
- Cải cách hành chính
- Pháp chế
- Tin tức chuyên ngành xây dựng
- Tin tức tổng hợp
- Tin tức chỉ đạo, điều hành
- Thanh tra, kiểm tra xây dựng
- Nhà ở và thị trường Bất động sản
- Hạ tầng kỹ thuật đô thị
- Bộ câu hỏi phục vụ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
- Danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất
- Thông tin Quy hoạch
- Thông tin nội bộ
- Đầu tư đấu thầu
- Phòng chống tham nhũng
- Quản lý chất lượng công trình
- Hệ thống ISO 9001-2015
- Phổ biến giáo dục pháp luật
- Vật liệu xây dựng
- HỆ THỐNG VĂN BẢN
- CCHN VÀ NLHĐ XÂY DỰNG
- GIÁ XÂY DỰNG
- THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
-
-
'
- Trang chủ
- GIỚI THIỆU
-
TIN TỨC
- Tin cơ quan, đoàn thể
- Cải cách hành chính
- Pháp chế
- Tin tức chuyên ngành xây dựng
- Tin tức tổng hợp
- Tin tức chỉ đạo, điều hành
- Thanh tra, kiểm tra xây dựng
- Nhà ở và thị trường Bất động sản
- Hạ tầng kỹ thuật đô thị
- Bộ câu hỏi phục vụ thi sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng
- Danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất
- Thông tin Quy hoạch
- Thông tin nội bộ
- Đầu tư đấu thầu
- Phòng chống tham nhũng
- Quản lý chất lượng công trình
- Hệ thống ISO 9001-2015
- Phổ biến giáo dục pháp luật
- Vật liệu xây dựng
- HỆ THỐNG VĂN BẢN
- CCHN VÀ NLHĐ XÂY DỰNG
- GIÁ XÂY DỰNG
- THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Giải pháp nâng cao chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) của Sở Xây dựng, góp phần nâng hạng chỉ số cải cách hành chính của tỉnh Quảng Trị
- 06-11-2020
- 1572 lượt xem
I. Khái quát về chỉ số cải cách hành chính (PAR Index):
Cải cách hành chính là quá trình cải biến có kế hoạch cụ thể để đạt mục tiêu hoàn thiện một hay một số nội dung của nền hành chính nhà nước (thể chế, cơ cấu tổ chức, cơ chế vận hành, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức…) nhằm xây dựng nền hành chính công đáp ứng yêu cầu của một nền hành chính hiệu lực, hiệu quả và hiện đại.
PAR Index (viết tắt tiếng Anh: Public Administration Reform Index) là công cụ quan trọng để theo dõi, đánh giá hoạt động cải cách hành chính (CCHC) được Bộ Nội vụ ban hành tại Quyết định số 1294/QĐ-BNV ngày 03/12/2012 về phê duyệt Đề án "Xác định chỉ số cải cách hành chính của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương" với mục tiêu: Xác định Chỉ số CCHC để theo dõi, đánh giá một cách thực chất, khác quan, công bằng kết quả CCHC hàng năm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011-2020. Việc đánh giá, chấm điểm các tiêu chí, tiêu chí thành phần để xác định PAR INDEX được thực hiện theo ba nhóm phương pháp. Thứ nhất là tự đánh giá, chấm điểm của các bộ, các tỉnh theo thang điểm đã quy định. Thứ hai là Bộ Nội vụ thẩm định điểm các bộ, tỉnh tự đánh giá, chấm điểm với sự tư vấn của Hội đồng thẩm định. Thứ ba là điểm đánh giá qua điều tra xã hội học từ việc lấy ý kiến người dân, DN hay còn gọi là đối tượng thụ hưởng cải cách hành chính.
II. Thực trạng vấn đề cần giải quyết
Trong những năm vừa qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm công tác CCHC và đã có sự chỉ đạo xuyên suốt, linh hoạt, toàn diện nhằm đẩy nhanh tiến trình cải cách, hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng kinh tế - xã hội được đề ra từ đầu năm, đồng thời, từng bước đáp ứng nhu cầu phát triển và hội nhập của tỉnh nhà.
Nhằm chủ động tạo lợi thế cạnh tranh, thu hút đầu tư, thời gian qua, với sự chỉ đạo quyết liệt của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, công tác cải cách hành chính (CCHC) của tỉnh Quảng Trị đã được triển khai tích cực và đạt được những kết quả quan trọng, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Theo kết quả công bố tại báo cáo của Bộ Nội vụ, tỉnh Quảng Trị xếp thứ 28 với số điểm đạt được là 80,32 điểm, tăng 2 bậc so với năm 2018.
Theo công bố của UBND tỉnh, năm 2019 có 17/20 sở, ban, ngành được xếp loại tốt về chỉ số CCHC. Trong đó có một số đơn vị đạt được điểm cao như: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 94,8 điểm; Sở Giao thông vận tải 90,62 điểm; Sở Nội vụ 88,6 điểm; Sở Công thương 88,14 điểm; Sở Giáo dục và Đào tạo 86,91 điểm; Sở Tài chính 86,87 điểm. Các sở: Kế hoạch và Đầu tư; Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Tài nguyên và Môi trường; Y tế; Xây dựng; Thông tin và Truyền thông…đều được xếp loại tốt. 3 đơn vị được xếp loại khá là Sở Lao động, Thương binh và Xã hội; Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh và Thanh tra tỉnh. Đối với cấp huyện, các đơn vị Vĩnh Linh, Triệu Phong, Cam Lộ, thị xã Quảng Trị và thành phố Đông Hà được xếp loại tốt, còn lại được xếp loại khá.
Riêng đối với Sở Xây dựng, trong những năm qua, chỉ số cải cách hành chính của Sở Xây dựng đã có những chuyển biến tích cực và rõ rệt, từ xếp loại trung bình năm 2016 (68/100 điểm), tăng 12,02 điểm năm 2019 và xếp loại tốt..
Có được kết quả như vậy, là nhờ sự quan tâm, chỉ đạo, hỗ trợ sâu sát của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; Cấp ủy và Lãnh đạo Sở Xây dựng, sự phối hợp chặt chẽ của các Sở, Ban, Ngành và các địa phương, cùng với sự phấn đấu, nỗ lực của toàn thể cán bộ, công nhân viên chức của Sở.
Tuy nhiên, kết quả xếp hạng chỉ số CCHC của Sở, mặc dù đã có những tiến bộ đáng kể nhưng so với chỉ số của một số sở, ban, ngành trong tỉnh vẫn còn thấp hơn và còn một số tồn tại, hạn chế đòi hỏi cần có những giải pháp đồng bộ, quyết liệt hơn trong thời gian tới. Nguyên nhân chủ yếu là do Tỷ lệ TTHC đã triển khai có phát sinh hồ sơ qua dịch vụ bưu chính công ích thấp tỷ lệ hồ sơ TTHC tiếp nhận qua dịch vụ bưu chính công ích thấp; Tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận và trả kết quả trực tuyến ở mức độ 3, 4 chưa cao; Tỷ lệ giải quyết TTHC quá hạn vẫn chưa đạt 100%. Công tác tuyên truyền CCHC mặc dù đã cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng theo yêu cầu của UBND tỉnh; Chưa có nhiều sáng kiến kinh nghiệm trong công tác CCHC mang tính đột phá.
III. Các giải pháp cần nghiên cứu:
Nhằm khắc phục vấn đề nêu trên và đẩy mạnh triển khai công tác CCHC, cải thiện nâng cao chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) của Sở Xây dựng trong thời gian tới, Nhóm đề xuất các giải pháp trọng tâm, cụ thể như sau:
Thứ nhất, tăng cường công tác chỉ đạo, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu
Công tác CCHC phải được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của đơn vị. Theo đó, Lãnh đạo Sở chịu trách nhiệm tổ chức hiệu quả các nhiệm vụ về CCHC được giao tại chương trình, kế hoạch hàng năm của UBND tỉnh.
Việc xây dựng kế hoạch phải đảm bảo chất lượng, cần được đầu tư nghiên cứu có tầm chiến lược; Xác định rõ kết quả đối với từng nhiệm vụ cụ thể gắn với trách nhiệm của từng phòng, đơn vị và cán bộ, công chức, viên chức được giao nhiệm vụ; Trên cơ sở đó thường xuyên đôn đốc, kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện để chấn chỉnh kịp thời hạn chế, thiếu sót.
Thứ hai, phát huy tính sáng tạo, nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu lý luận, chính sách, công tác dự báo, phân tích xu hướng và yêu cầu cải cách để tham mưu, đề xuất xây dựng, sửa đổi các chính sách pháp luật thuộc lĩnh vực của ngành xây dựng, đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra. Công tác hoàn thiện thể chế, chính sách tài chính phải gắn với nhiệm vụ cải cách nhằm phát huy mọi nguồn lực, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, minh bạch. Cải cách thể chế hướng tới tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp đồng thời cũng phải đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước.
Nhiệm vụ cải cách thể chế, xây dựng các văn bản chính sách phải được triển khai đồng bộ, gắn bó mật thiết với yêu cầu cải cách TTHC, tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả của bộ máy hành chính, hiện đại hóa hành chính. Về đề xuất, lập các chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật phải theo đúng quy trình, đảm bảo tiến độ và tính khả thi...
Thứ ba, cải cách TTHC cần lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm
Tiếp tục triển khai, đẩy mạnh công tác cải cách TTHC để tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Kiểm soát, cập nhật, bổ sung kịp thời việc ban hành các TTHC mới. Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa các tục hành chính, trên cơ sở đó kiến nghị sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật. Thực hiện tốt việc công bố, công khai các quy trình, TTHC trong lĩnh vực xây dựng
Nâng cao tỷ lệ sử dụng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 của các tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính của Sở. Tập trung phấn đấu giảm thời gian thực hiện TTHC trong lĩnh vực thuộc Sở Xây dựng quản lý. Đồng thời, nghiên cứu đổi mới cách thức giải quyết TTHC, đảm bảo thực hiện việc giải quyết TTHC đúng thời hạn...
Thứ tư, xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn hiệu lực, hiệu quả
Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp để kiện toàn tổ chức bộ máy các đơn vị của Sở Xây dựng đảm bảo sự thống nhất trong triển khai các chức năng, nhiệm vụ theo hướng tinh gọn bộ máy, đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu cải cách theo Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; Quyết định 1322/QĐ-UBND của UBND tỉnh.
Thực hiện tinh giản biên chế theo hướng thực chất, đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, không đáp ứng yêu cầu công việc được giao.
Đẩy nhanh việc xây dựng, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Sở Xây dựng theo Nghị định 107/2020/NĐ-CP ngày 14/9/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 24/2014/NĐ-CP ngày 04/4/2014 của Chính phủ Quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Thứ năm, xây dựng đội ngũ công chức, viên chức ngành Tài chính đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ
Tập trung kiện toàn đội ngũ cán bộ đủ đức, đủ tài, đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý, đảm bảo trình độ chuyên môn cao, nâng cao chất lượng, năng lực cho cán bộ, công chức, viên chức, nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách, theo đó tập trung thực hiện các nhiệm vụ đổi mới mạnh mẽ, hiệu quả công tác cán bộ; Đổi mới công tác đánh giá cán bộ theo quá trình, đảm bảo tính liên tục, đa chiều, theo nhiều tiêu chí và mức độ hoàn thành công việc được giao.
Thực hiện nghiêm các quy định trong công tác cán bộ về quản lý công chức, viên chức; Công tác luân phiên, luân chuyển, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác; Về trình tự, thủ tục bổ nhiệm cán bộ, về trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, cấp ủy trong công tác cán bộ, về tiêu chuẩn chức danh cán bộ theo quy định.
Thứ sáu, chủ động triển khai, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành của các đơn vị; Chú trọng việc xử lý công việc, công tác báo cáo và giải quyết TTHC được thực hiện trên môi trường mạng qua đó nâng cao hiệu quả giải quyết công việc trong hoạt động của đơn vị.
Khai thác có hiệu quả Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh, đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4; tổ chức tuyên truyền để người dân biết khai thác thông tin và tiện ích từ nhiều nguồn, kênh khác nhau, nhất là qua mạng lưới internet, phát huy được hiệu quả của chính quyền điện tử đến người dân và tổ chức; tổ chức tuyên truyền, linh hoạt trong việc vận động người dân sử dụng dịch vụ Bưu chính công ích để đỡ tốn thời gian, công sức khi thực hiện TTHC.
Tác giả bài viết: Văn phòng Sở
Nguồn tin: Sở Xây dựng Quảng Trị
- Công văn số 2231/SXD-VP ngày 26/12/2019 của Sở Xây dựng (20/03/2022)
- Công văn số 1672/SXD-VP ngày 05/10/2020 của Sở Xây dựng (20/03/2022)
- Kế hoạch số 130/KH-SXD ngày 04/02/2020 của Sở Xây dựng (20/03/2022)
- Kế hoạch số 2230/KH-SXD ngày 26/12/2019 của Sở Xây dựng (20/03/2022)
- Kế hoạch 2267/KH-SXD ngày 30/12/2020 của Sở Xây dựng (20/03/2022)
- Tuyên truyền cải cách hành chính năm 2020 (20/03/2022)
- Công văn số 1415/SXD-HTKT ngày 24/8/2020 của Sở Xây dựng (20/03/2022)
- Hãy chung tay chặn đứng Covid-19 (20/03/2022)
- Phòng, chống bệnh viêm đường hô hấp cấp do vi rút Corona (20/03/2022)
- Kế hoạch số 129/KH-SXD ngày 31/01/2020 của Sở Xây dựng (20/03/2022)
Đang truy cập: 14
Hôm nay: 1560
Tổng lượt truy cập: 1.851.794
SỞ XÂY DỰNG TỈNH QUẢNG TRỊ
Địa chỉ: 59 Hùng Vương, phường 1, TP. Đông Hà - Quảng Trị
Số điện thoại: (0233) 3 857 489 - Email: soxd@quangtri.gov.vn